CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG Biểu diễn hình học về cách bố trí các nút mạng cũng như cách kết nối giữa chúng với nhau được gọi là cấu trúc liên kết mạng (hay đồ hình mạng). Có hai loại cấu trúc liên kết mạng: - Cấu trúc liên kết vật lý: Mô tả dựa trên hình dạng cáp kết nối. - Cấu trúc liên kết logic: Phản ánh sự hoạt động của dòng dữ liệu trên mạng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại cấu trúc liên kết vật lý thường gặp. Cấu trúc liên kết vật lý thường chia thành 5 loại chính: Mạng hình lưới, mạng hình sao, mạng hình tuyến, mạng vòng, mạng cây. 1. Mạng hình lưới (Mesh topology) a. Đặc điểm Trong mạng hình lưới, mỗi thiết bị được kết nối với các thiết bị khác trong mạng thông qua liên kết điểm – điểm chuyên dụng. Nếu có n thiết bị trong mạng, mỗi thiết bị phải kết nối với (n – 1) thiết bị còn lại, số lượng liên kết trong mạng hình lưới khi đó là (n.(n - 1) / 2) , số cổng cần thiết là n.(n-1). b. Ưu điểm Một liên kết chỉ khả dụng giữa hai thiết bị, nên đảm bảo về tốc độ, ...
MÔ HÌNH DỮ LIỆU CASSANDRA Trong RDBMS , dữ liệu được lưu trữ trong bảng và những bảng trong một ứng dụng có mối quan hệ với nhau. Dữ liệu thường được chuẩn hóa sao cho giảm dư thừa dữ liệu. Còn trong Cassandra, keyspace là đối tượng chứa dữ liệu của ứng dụng, tương tự như database hay schema trong RDBMS. Bên trong keyspace là một hoặc nhiều column families - được hiểu như các bảng. Column family chứa các dòng gồm một tập những cột có liên quan với nhau được định nghĩa bởi một row key. Mỗi row trong một column family không yêu cầu phải có cùng số cột. Cassandra không bắt buộc phải thiết lập mối quan hệ giữa các column family. Không có khóa ngoại trong Cassandra, không hỗ trợ join các column family tại thời điểm truy vấn. Mỗi column family sẽ có một tập những cột cho phép liên kết những bảng lại để lấy thông tin khi câu truy vấn được thực hiện. 1. Keyspace Trong Cassandra, keyspace chứa toàn bộ dữ liệu của ứng dụng, tương tự schema trong RDBMS. Keyspace dùng để nhóm những column fami...
1. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu, điện toán đám mây là gì? Như chúng ta đã biết, hệ thống IoT vô cùng to lớn với rất nhiều thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu từ khắp mọi nơi. Nhưng dữ liệu trên sẽ không thực sự hữu dụng đối với con người nếu chúng không được xử lý để trở thành thông tin hữu ích. Do vậy, cần có một công nghệ để xử lý lượng dữ liệu nói trên. Và công nghệ nổi bật nhất hiện nay chính là điện toán đám mây. Khái niệm: Điện toán đám mây là điện toán được thực hiện bởi một mạng lưới các máy chủ được kết nối trong một trung tâm dữ liệu. Bạn truy cập hệ thống này thông qua một thiết bị được kết nối internet mà bản thân nó không tự tham gia vào các tác vụ xử lý. Chúng ta hiện đang ở trong kỷ nguyên của điện toán đám mây, nơi dữ liệu sẽ được xử lý tại trung tâm dữ liệu là đám mây chứ không phải tại thiết bị của bạn. Chúng ta đã và đang sử dụng rất nhiều dịch vụ điện toán đám mây, ví dụ như iCloud của Apple, Google drive của google, Dropbox,… 1.2. Quy ...
Nhận xét
Đăng nhận xét