Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất.

Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống.

Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung.

2. Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.

Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.

3. Nhiệm vụ của học sinh, sinh viên trong công cuộc thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo

Tích cực học tập nắm vững quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

Tìm hiểu đặc điểm của từng dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác. Không được kỳ thị, mặc cảm, xa lánh, đụng chạm đến đức tin của người khác. Không xâm phạm, làm hư hỏng đồ thờ cúng, nơi thờ tự.

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa người thuộc các dân tộc khác nhau, giữa người có đạo và không có đạo trong môi trường mình học tập, làm việc và sinh sống.

Chủ động tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương, xây dựng mối quan hệ đoàn kết toàn dân bền vững.

Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật gây mất ổn định về an ninh trật tự ở địa phương, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mô hình dữ liệu trong Cassandra

Các loại cấu trúc liên kết mạng (Network Topology)